Tags Posts tagged with "viet thu phap"

viet thu phap

0 2172

nhan-3

Ấn tượng đầu tiên khi TGVH Online gặp “ông đồ” Huỳnh Quang Lĩnh là vẻ ngoài rất “ông đồ” của anh: râu tóc dài, áo dài khăn đóng… Quang Lĩnh sinh ra và lớn lên ở vùng quê nghèo Đức Phổ, Quảng Ngãi. Từ nhỏ, anh đã được ông nội – một nhà Nho hướng dẫn làm quen với nghệ thuật thư pháp. Tình yêu dành cho thư pháp cũng đến từ đó và mỗi ngày lại lớn lên trong cậu bé Quang Lĩnh. Quyết tâm tìm hiểu, nghiên cứu sâu hơn về thư pháp anh đã khăn gói ra Hội An tầm sư học đạo với cố họa sĩ Ái Nhi.

Năm 2004, khi 22 tuổi, anh chuyển vào TP.HCM học tập, làm việc và tiếp tục theo đuổi niềm đam mê dành cho thư pháp. Chỉ sau một năm tham gia hoạt động thư pháp tại Nhà Văn hóa Thanh Niên TP.HCM, những tác phẩm của anh ngày càng thu hút sự chú ý của công chúng yêu thư pháp, vì tính thẩm mỹ cao và có phong cách rất riêng.
Mặc dù đã đạt được những kết quả nhất định nhưng Huỳnh Quang Lĩnh vẫn tâm niệm rằng để thành công trong nghệ thuật thư pháp không chỉ đòi hỏi đam mê và kỹ thuật mà còn cần cả sự sáng tạo. Với suy nghĩ đó, anh bắt đầu thử nghiệm viết thư pháp trên nhiều vật liệu khác nhau như lá, đá, sỏi, gốm… Cái tên Quang Lĩnh trở thành một hiện tượng trong giới thư pháp khi anh đã thử nghiệm và đưa vào ứng dụng thành công nghệ thuật viết thư pháp trên đá hay còn gọi là thạch thư. Thành công của thạch thư bắt nguồn từ tình yêu của anh dành cho những viên sỏi, tảng đá ở những dòng sông, con suối trong quãng đời tuổi thơ sống tại làng quê Đức Phổ.
Hiện nay, “ông đồ” Huỳnh Quang Lĩnh đang kiêm nhiệm hai vị trí là Giám đốc Công ty TNHH Thư Pháp Quang Lĩnh chuyên cung cấp các sản phẩm nghệ thuật thư pháp và là chủ nhiệm Câu lạc bộ Mỹ Thuật – Nhà Văn hóa Thanh Niên TP.HCM.

Bên cạnh việc kiên trì rèn luyện và phát triển kỹ năng của bản thân, Huỳnh Quang Lĩnh còn tận tụy truyền lửa đam mê và kiến thức về nghệ thuật thư pháp cho các lớp đàn em, những người yêu thích thư pháp Việt. Anh tin rằng công việc dạy viết thư pháp của mình có thể giúp ích cho những người tìm đến với thư pháp bằng tình yêu và khát khao gìn giữ nét đẹp của thư pháp Việt.
Giữa cuộc sống hiện đại ngày nay, khi mà những giá trị tinh thần truyền thống dần bị rơi vào quên lãng thì những “ông đồ” trẻ, những người góp phần gìn giữ nét đẹp văn hóa truyền thống của thư pháp Việt bằng cái tâm như Huỳnh Quang Lĩnh rất xứng đáng được xã hội trân trọng.
Linh Lê
Quay phim: Ngọc Khoa

Nguồn: http://thegioivanhoa.com.vn/doi_song/20370/huynh-quang-linh-ong-do-8xchon-thu-phap-lam-le-song/

TTO – Khai bút đầu xuân đã là nét đẹp lâu đời của những người trót nợ với “giấy mực”, chữ nghĩa. Khai bút đầu xuân, các 8X gửi gắm bao ước mơ, hy vọng. Khai bút bằng thư pháp Việt Nam tạo ra một nét đặc trưng cho chữ Việt.

Ông Đồ Huỳnh Quang Lĩnh
Ông Đồ Huỳnh Quang Lĩnh

 

Huỳnh Quang Lĩnh, 1982, nguyên ủy viên CLB Thư pháp Nét Việt, Nhà văn hóa Thanh niên TP.HCM 

8 năm nay tôi đều khai bút và phút giao thừa. Với tôi, đó là thời gian thấy tâm hồn mình thư thái nhất. Để chuẩn bị cho thời khai bút, trước đó tôi dọn dẹp nhà cửa kỹ, tắm sạch sẽ, pha một bình trà ngon, chuẩn bị giấy mực. Mỗi tết, tôi chọn một câu hay một chữ hay để viết. Năm nay tôi sẽ viết chữ “An” với ước nguyện mong đất nước và tất cả mọi người sẽ an bình cho trong năm mới.

Với những người gắn bó với nghiệp viết lách, khai bút đầu xuân cũng có ý nghĩa nhớ về cội nguồn. Đó là những thời khắc rất thiêng liêng.

TRUNG UYÊN

Nguồn: http://tuoitre.vn/Nhip-song-tre/299210/8X-khai-but-dau-xuan.html

TÁC PHẨM NỔI BẬT