Tags Posts tagged with "tra dao"

tra dao

0 2189

Tra-thanh-nhiet

Tra-thanh-nhiet

Tra-thanh-nhietCông DụngTrà Thanh Nhiệt

Thanh nhiệt, mát huyết. Dùng tốt cho người máu nóng, hay bị nhức đầu, đại tiện, táo bón. , – Bệnh cao huyết áp, bệnh trĩ chảy máu, sốt xuất huyết.

Thành phần: Công thức cho 1 gói 10g: , – Thảo quyết minh (đã chế biến): 7,8g , – Cam thảo (đã chế biến): 1,5g , – Hoa hòe (đã chế biến): 0,7g

———————————————————-

Hoa Hoè (Sophora japonica L.) thuộc họ cánh bướm Fabaceae, Thảo Quyết Minh, Cam Thảo Bắc (Clycyrrhiza uralensis Fish và Glycyrrhiza glabra L.) thuộc họ cánh bướm Fabaceae.
Cây Cam Thảo Bắc :

Cam thảo (Radix Glycyrrhizae) là rễ và thân rễ phơi hay sấy khô của cây cam thảo nguồn gốc vùng Uran (Glycyrrhiza uralensis Fish.)hay cây cam thảo châu Âu Glycyrrhiza glabra L.
Tên cam thảo vì cam là ngọt, thảo là cỏ, cỏ có vị ngọt.
Glycyrrhiza vì do chữ Hy Lạp glykos là ngọt và riza là rễ, rễ có vị ngọt, uralensis vì sản xuất ở vùng núi nằm giữa châu Á, châu Âu.
Mô tả cây: Cây cam thảo (Glycyrrhiza uralensis) là một cây sống lâu năm thân có thể cao tới 1m hay 1.5m. Toàn thân cây có lông rất nhỏ. Lá kép lông chim lẻ, lá chết 9-17, hình trứng, đầu nhọn, mép nguyên, dài 2 – 5.5cm, rộng 1.5 – 3cm, vào mùa hạ và mùa thu nở hoa màu tím nhạt, hình cánh bướm dài 14-22mm (cây trồng ở Việt Nam sau 3 năm chưa thấy ra hoa). Quả giáp cong hình lưỡi liềm dài 3-4cm, rộng 6-8cm, màu nâu đen, mặt quả có nhiều lông, trong quả có

2-8 hạt nhỏ dẹt, đường kính 1.5 – 2mm màu xám nâu, hoặc xanh đen nhạt, mặt bóng.
Thành phần hóa học: Trong cam thảo người ta đã phân tích thấy 3-8% glucoza, 2.4-6.5% sacaroza, 25-30% tinh bột, 0.3-0.35% tinh dầu, 2-4% asparagin, 11-30mg% vitamin C, các chất anbuyminoit, gôm, nhựa…
Nhưng hoạt chất chính trong cam thảo là chất glyxyridin (glycyrrhizin) với tỷ lệ 6-14%, có khi tới 23%.

Glyxyridin là muối canxi và kali của axit glyxyrizic. Công thức thô của axit glyxyrizic là C42H62O16. Axit glyxyrizic là một saponin tritecpenic, có độ chảy 205 độ C hơi tan trong cồn và nước nóng, không tan trong ête. Thủy phân sẽ cho một phân tử axit glyxyretic còn gọi là glyxyritin và 2 phân tử axit glycuronic.

2. Cây Hoa Hòe

Cây hoa hòe là một cây to cao 5-6m. Lá kép lông chim lẻ, mọc so le, mỗi lá có từ 7-17 lá chét. Hoa mọc thành bông, cánh bướm màu vàng trắng. Quả là một giáp dài hoặc hơi cong. Giữa các hạt quả hơi thắt lại. Mùa hoa: Các tháng 7,8,9.

0 2046

Nấm linh chi là một trong những vị thuốc quý của y học cổ truyền.
Ở nước ta, trong mươi năm gần đây được người ta biết đến và sử dụng ngày càng nhiều với những phương thức khác nhau. Tuy nhiên, cách dùng dưới dạng trà linh chi được chế biến từ nguyên liệu thô vẫn được người ta ưa chuộng hơn cả vì độ tin cậy cao và giá thành tương đối rẻ.
Nhan-Sam-Linh-Chi

Tác dụng dược lý của linh chi

Cho đến nay, kết quả nghiên cứu dược lý học hiện đại cho thấy, linh chi có tác dụng dược lý khá phong phú: Có khả năng tiêu trừ các gốc tự do, trợ giúp men superoxide desmutase để khử độc tính của các gốc superoxide; Ổn định và cải thiện chức năng sinh lý của màng tế bào, tăng cường năng lực tổng hợp DNA, RNA và protein; Nâng công năng lực miễn dịch của cơ thể, đặc biệt là hệ thống miễn dịch tế bào, làm tăng sức đề kháng, chống lão hóa và kéo dài tuổi thọ; Cải thiện năng lực cung ứng ôxy của huyết dịch, hạ thấp lượng ôxy tiêu hao của tổ chức trong trạng thái nghỉ ngơi; Làm giảm độ nhớt của máu, tăng sức co bóp cơ tim, tăng lưu lượng tuần hoàn động mạch vành tim và động mạch não, có tác dụng điều chỉnh nhịp tim và làm hạ huyết áp; Có tác dụng làm giãn phế quản, giảm ho, long đờm, bình suyễn; Có tác dụng an thần, trấn tĩnh, giảm đau; Làm giảm đường huyết và điều chỉnh rối loạn lipid máu; Có khả năng giải độc, bảo hộ tế bào gan, chống ung thư, chống ảnh hưởng độc hại của tia phóng xạ và các chất độc đối với cơ thể.

Ứng dụng của linh chi trong phòng chống bệnh tật và nâng cao sức khỏe

Linh chi dùng đơn thuần hoặc phối hợp với các dược liệu khác đã được sử dụng khá rộng rãi trong thực tiễn lâm sàng nhằm mục đích bảo vệ và nâng cao sức khỏe, phòng chống bệnh tật. Các nhà khoa học đã tiến hành khảo sát và chứng minh tác dụng trị liệu của linh chi đối với các bệnh như rối loạn lipid máu, thiếu máu cơ tim, vữa xơ động mạch, cao huyết áp, huyết áp thấp, viêm phế quản mạn, hen phế quản, ho ra máu, viêm gan cấp và mạn tính, xơ gan, suy nhược thần kinh, suy nhược cơ thể, thiếu máu, đái tháo đường, các chứng xuất huyết, viêm mũi, viêm da, mụn nhọt, các bệnh ung thư phổi, dạ dày và cổ tử cung, hội chứng suy giảm bạch cầu do dùng hóa chất chống ung thư… Ngoài ra, linh chi còn được dùng để nâng cao sức đề kháng của cơ thể, bồi bổ sức khỏe và kéo dài tuổi thọ, đặc biệt đối với người cao tuổi. Với phụ nữ, linh chi được dùng để làm đẹp da, chống các nếp nhăn và các vết sắc tố.

Cách chế trà linh chi

Nhan-Sam-Linh-Chi

Nói là trà linh chi nhưng thực ra là “dĩ dược đại trà”, nghĩa là lấy linh chi đơn thuần hoặc phối hợp với một vài dược liệu khác để hãm uống thay trà nhằm mục đích phòng và chữa bệnh. Trà linh chi có ưu điểm là điều chế đơn giản, sử dụng thuận tiện, không phải đun nấu cầu kỳ như thuốc sắc. Người ta thường chọn mua loại nấm to, lành lặn, dầy dặn và còn nguyên tán. Sau công đoạn làm sạch, dùng dao thái vụn hoặc thái thành lát mỏng, càng vụn càng mỏng thì càng tốt vì như vậy khi hãm với nước sôi mới chiết xuất được tối đa hoạt chất, cuối cùng đem sấy hoặc phơi thật khô rồi đựng trong lọ kín dùng dần. Cũng có thể dùng máy tán thành dạng mịn như bông, cách này giúp người ta sau khi hãm vừa uống được nước vừa ăn bã một cách dễ dàng và tiết kiệm.

Một số loại trà linh chi thông dụng

Trà linh chi hoàng kỳ: Linh chi và hoàng kỳ liều lượng bằng nhau, tán vụn, mỗi lần dùng 10g hãm với nước sôi trong bình kín, sau chừng 20 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày. Công dụng: bổ khí ích tỳ, dùng rất tốt cho những người bị suy nhược cơ thể, rối loạn lipid máu, giảm bạch cầu do dùng hóa chất chống ung thư.

Trà linh chi ngân nhĩ: Linh chi và ngân nhĩ (mộc nhĩ trắng) liều lượng bằng nhau, sấy khô, tán vụn, mỗi ngày dùng 10-15g hãm với nước sôi trong bình kín, sau 20 phút thì dùng được, khi uống cho thêm một chút đường phèn. Công dụng: tư âm nhuận phế, chỉ khái trừ đàm, an thần ích trí, dùng thích hợp cho người bị viêm phế quản mạn, hen phế quản, suy nhược thần kinh.

Trà linh chi cam thảo: Linh chi 120g, cam thảo 100g, hai thứ đem sấy khô tán vụn, đựng trong lọ kín để dùng dần. Mỗi ngày lấy 20-30g hãm với nước sôi trong bình kín, sau chừng 20 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày. Công dụng: bổ ích can khí, dưỡng can bổ thận, dùng rất tốt cho những người bị viêm gan mạn tính thể tồn tại, suy nhược thần kinh, suy nhược cơ thể.

Trà linh chi nhân sâm: Linh chi 10g, nhân sâm 5g, hai thứ thái vụn, hãm với nước sôi trong bình kín, sau chừng 20 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày. Công dụng: bổ ích cường tráng, dùng cho người bị suy nhược thần kinh, suy nhược cơ thể, huyết áp thấp, thiểu năng tuần hoàn não. Người bị tăng huyết áp không nên dùng loại trà này.

Trà linh chi tam thất: Linh chi 9g, tam thất 60g, hai thứ đem thái phiến, trộn đều với nhau, mỗi ngày dùng 15g hãm uống với nước sôi trong bình kín, uống thay trà trong ngày. Công dụng: bổ huyết hoạt huyết, dưỡng tâm an thần, dùng rất tốt cho người bị bệnh lý động mạch vành tim, tăng huyết áp, thiểu năng tuần hoàn não do vữa xơ động mạch.Sam-Linh-Chi

0 2440
Hoa cúc dùng làm trà là loại hoa cúc trắng, hoặc vàng
Được hái vào mùa thu khi hoa nở chưa lâu, để vào chỗ khô lạnh cho héo khô. Bỏ 4-5 bông hoa cúc vào ấm trà, đổ nước sôi vào đợi 3-4 phút là uống được.
tac-dung-tra-hoa-cucBệnh cao huyết áp có thể dẫn tới hoa mắt, đau đầu, mỏi vai. Theo Đông y, những chứng đó đều bắt nguồn từ “can”-gan bị nhiệt. Giải trừ được nhiệt gan thì có thể ngăn được huyết áp quá cao. Trà hoa cúc rất có hiệu quả đối với việc trị gan nhiệt. Nếu uống hoa cúc cùng với lá trà thì có thêm tác dụng lợi tiểu, nâng hiệu quả chữa cao huyết áp.Khi mắt bị mỏi không nhìn rõ, uống trà hoa cúc cũng có thể làm cho mắt trở lại bình thường. Những người đọc sách nhiều, đọc sách chữ nhỏ cũng nên uống trà hoa cúc. Ngoài ra những học sinh học thi thường uốngcà phê, cũng có thể thay bằng trà hoa cúc giúp mắt sáng, tinh thần tỉnh táo.
tra_hoacuc
P.A

Trà hoa cúc có thể ngừa bệnh nhức mỏi cơ và cảm lạnh

 

Uống trà hoa cúc La mã có thể chống lại lại được bệnh cảm lạnh và sự rối loạn kinh nguyệt. Mỗt ngày uống 5 tách trà trong vòng nửa tháng là có thể đủ để thải ra một lượng chất độc trong nước tiểu giúp cơ thể loại trừ chứng đau nhức cơ bắp hay chống lại các chứng viêm sưng.
Trong nhiều năm, con người đã sử dụng hoa cúc như là một loại thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau, chống viêm loét. Nó cũng chống lại quá trình oxy hoá và những tinh dầu cần thiết chiết xuất từ cánh hoa được cho thấy là có chứa những chất khử trùng.

Một nhóm nghiên cứu của trường Đại học Imperial ở London đã kiểm tra nước tiểu của 14 người uống trà hoa cúc. Các nhà nghiên cứu đã lập ra một cuộc điều tra những thay đổi trong cơ thể khi con người dùng trà hoa cúc. Họ đã kiểm tra nước tiểu của những tinh nguyện viên hàng ngày trước và sau khi những người này dùng trà hoa cúc La mã. Khi sử dụng trà, chất Glyxin và chất chống viên khuẩn trong nuớc tiểu tăng cao, điều này có thể xoá sạch những triệu chứng mệt mỏi cơ bắp.
tra-hoa-cuc
Sau khi những người tình nguyện dừng uống trà vào cuối tuần thứ hai, nồng độ glyxin và hippurate vẫn tăng lên trong 2 tuần tiếp theo, điều này khẳng định có thể những ảnh hưởng của trà hoa cúc La mã đối với con người là mãi mãi.

Tuy nhiên các nhà khoa học cũng cảnh báo những sản phẩm được gọi là “tự nhiên” không phải là vô hại. Loại trà này có thể gây ra những phản ứng khó chịu ở những người bị dị ứng cỏ phấn hương. Trà hoa cúc La mã cũng ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ chất sắt. Những phụ nữ trong thời kỳ mang thai nên thận trọng khi uống trà này vì những tác động của nó đến thai nhi.

NHƯ BÌNH (Theo BBC)

Trà hoa cúc giúp kiểm soát bệnh tiểu đường

Trà thảo dược đã được biết đến như là một phương thuốc giúp thư giãn, chống cảm lạnh và điều hoà kinh nguyệt, thúc đẩy hoạt động của hệ miễn dịch, giúp đào thải độc tố, làm giảm đau và chống viêm sưng.

Hoa cúc thường được dùng làm dịu căng thẳng thần kinh và giúp ngủ ngon vì thế nên uống trà hoa cúc cùng với bữa ăn hàng ngày.
Các nhà khoa học còn cho biết thêm uống trà hoa cúc giúp kiểm soát bệnh tiểu đường bằng cách ngăn ngừa những biến chứng phức tạp của căn bệnh này và chống lại sự tăng đường huyết – một trong những dấu hiệu của bệnh tiểu đường tra-hoa-cuc
Các nhà nghiên cứu đã làm thí nghiệm để phân tích ảnh hưởng của trà hoa cúc với những con chuột mắc bệnh tiểu đường type 2. Những con chuột này không đủ hormon insulin vì thế lượng đường trong máu của chúng không thể điều hoà được. Sau đó, những con chuột này được uống trà hoa cúc với một lượng vừa phải trong 3 tuần, mức đường huyết giảm tới 1/4 lần so với trước khi chưa uống trà.
Từ thời xa xưa người Ai Cập, Hi Lạp và La Mã đã sử dùng hoa và lá của hoa cúc để làm thuốc chữa bệnh. Còn ngày nay, các nhà khoa học ở trường ĐH Aberystwyth Anh và trường Toyama Nhật Bản đang nghiên cứu phương pháp chiết xuất tinh chất hoa cúc làm dược phẩm chữa bệnh tiểu đường.

0 3378

menu-tra-dao
Uống trà là thói quen của rất nhiều người Việt Nam, đặc biệt là trà thảo dược. Mỗi loại trà đều có một mùi thơm đặc trưng khác nhau mang lại cho người uống một cảm giác và hương vị tuyệt vời. Vậy việc uống trà sẽ có những lợi ích gì ?

1. Trà thảo dược giúp cho quá trình trao đổi chất được tăng cường. Giảm cân là một vấn đề của rất nhiều người, một trong những nguyên ngân gây nên béo phì là do các chất trong cơ thể không được chuyển hóa tốt. Trà sẽ giúp cho cơ thể bạn trao đổi chất tốt hơn, vì vậy bạn chỉ cần uống mỗi ngày 5 tách trà thì có thể đốt cháy 70-80 calo. Nếu dùng thường xuyên trong 1 năm bạn có thể giảm được 4kg.

2. Trà thảo dược giúp chống oxi hóa. Khi môi trường sống hiện nay ngày càng ô nhiễm thì cơ thể bạn sẽ bị tàn phá nhiều hơn đặc biệt là người già. Những tinh chất tuyệt vời có trong trà sẽ như là một lớp sơn bảo vệ cho những đồ đạc, giúp ngăn chăn quá trình oxy hóa.

3. Trà thảo dược không có calo. Nếu như trước kia con người còn thiếu cái ăn cái uống thì ngày nay việc ăn uống của chúng ta đã được nâng cấp lên rất nhiều. Điều đó cũng dẫn đến việc dư thừa calo trong cơ thể, vì vậy trà cũng là thức uống được nhiều người lựa chọn do trong trà không chứa calo. Bạn có thể giảm 0,5kg mỗi tuần nếu uống trà.

4. Caffein trong trà thảo dược có ít hơn trong cà phê. Trong khi trà chỉ chứa 30 – 40 mg mỗi tách thì một tách cà phê chứa khoảng 135 mg caffeine. Bên cạnh đó khi uống cà phê bạn sẽ có cảm giác đau đầu, bồn chồn, hó tiêu hay khó ngủ thì hãy đổi sang uống trà thảo dược.

5. Trà thảo dược phòng chống bệnh ung thư. Trong khi người ta vẫn còn nghiên cứu tổng thể chưa đưa ra kết luận thì có đủ những nghiên cứu cho thấy những hiệu quả tiềm năng của việc uống trà khiến chúng ta cần đưa trà vào danh sách những thức uống cần uống hàng ngày của chúng ta. Trong quá trình nghiên cứu một chất chống oxi hóa được tìm thấy trong trà (polyphenol), một lần nữa cho thấy trà có thể chống bệnh ung thư.

6. Uống trà thảo dược có thể giúp giảm nguy cơ đột quỵ và đau tim. Một nghiên cứu 5, 6 năm của Hà Lan nhận thấy nếu bạn uống 2-3 tách trà đen mỗi ngày thì bạn ít có nguy cơ mắc cơn đau tim đột tử hơn người không uống trà 70%. Uống trà có thể giữ cho các huyết mạch của bạn trơn mượt và không bị nghẽn, giống như nước giữ cho ống nước trong phòng tắm của bạn luôn sạch. Những đốm đỏ không mong muốn hình thành do cholesterol và tiểu huyết cầu có thể gây ra đau tim và đột quỵ

7. Trà thảo dược cho bạn một hàm răng chắc khòe và nụ cười ngọt ngào. Có một số ý kiến cho rằng uống trà làm cho răng xấu, đó là vì khi bạn uống trà mà bỏ thêm đường. Còn thật ra khi uống trà không đường bạn sẽ có hàm răng chắc khỏe do trong trà có chứa tannin và fluoride có thể làm răng sát lại gần nhau.

8.Uống trà thảo dược giúp cơ thể có đủ nước. Trước đây người ta cho rằng uống trà hay cà phê đều không cung cấp đủ nước cho cơ thể vì có chứa caffeine (chất caffeine giúp lợi tiểu). Tuy nhiên, nghiên cứu mới đây cho thấy caffeine thật sự không phải là vấn đề – có nghĩa là những thức uống chứa caffeine và trà thật sự cung cấp lượng nước cần thiết cho cơ thể. Nhưng bạn cũng đừng nên uống quá 5 tách thức uống có caffeine cùng một lúc.

9. Trà thảo dược bảo vệ hệ miễn dịch. Một cuộc thử nghiệm trên 21 người tình nguyện uống 5 tách trà mỗi ngày trong 4 tuần, người ta nhận thấy rằng hoạt động của hệ miễn dịch trong máu của người uống trà cao hơn.

10. Trà thảo dược giúp cứng xương. Xương vững chắc không chỉ nhờ sữa cho thêm vào trà. Một nghiên cứu so sánh người không uống trà và người uống trà, nhận thấy người uống trà hơn 10 năm có xương vững chắc nhất, thậm chí sau khi cân bằng cân nặng, tuổi tác, tập luyện, hút thuốc và những tác nhân nguy hiểm khác.

Với 10 lợi ích của trà thảo dược như trên, các bạn nên uống trà thảo dược mỗi ngày để tăng cường sức khỏe cho mình nhé.

Nguồn: goithaoduoc

TÁC PHẨM NỔI BẬT